Diễn đàn lớp mình
Diễn đàn lớp mình
Diễn đàn lớp mình
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp mình

Dành cho những ai quan tâm
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Tìm hiểu thêm về ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản di chúc

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Nguyên Soái
Nguyên Soái
Admin


Tổng số bài gửi : 29
Join date : 12/01/2010
Age : 44

Tìm hiểu thêm về ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản di chúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu thêm về ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản di chúc   Tìm hiểu thêm về ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản di chúc I_icon_minitimeSun Oct 03, 2010 9:59 am

Tìm hiểu thêm về ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản di chúc
GS. TS. Nguyễn Nhã Bản
Tên tuổi vị lãnh tụ này - Nguyễn Ái Quốc chẳng những Việt Nam mà cả nhân loại đều biết đến, đó là chưa nói đến cả ngày sinh, quê hương của Người. Chúng ta đều gọi là Bác, là Cụ và là cha già dân tộc. Nói về Người, viết về Người, thì cả nhân loại, cả Việt Nam đã nói và viết cả. Viết đến cả thuộc và đã hát lên nữa. Tất cả đã nằm trong tâm thức của mọi người với sự kính trọng, ngưỡng mộ. Nhân đây, chúng tôi muốn ghi lại nhận xét của GS Phan Ngọc: "Những con người lỗi lạc này dù cho đời sau sùng bái, cũng không phải thần thánh mà chính vì tìm thấy, phát hiện được con đường đi thích hợp cho văn hoá của mình với tính cách một bộ phận của văn hoá thế giới trong giai đoạn lịch sử cụ thể cho nên có sự đóng góp quyết định chuyển hóa được văn hoá cũ theo con đường mới. Cách đây 500 năm, đã có một người như vậy. Đó là Nguyễn Trãi và nền văn hoá chúng ta thừa kế hôm nay có nhiều nét của Ức Trai. Những nét ấy không phải do tiên sinh tạo ra. Chúng đã nằm sẵn trong văn hoá dân tộc, nhưng chỉ ở trong trạng thái tiềm ẩm. Nhà văn hoá lớn dù đó là Thích Ca, Khổng Tử, Giê Su, Mác hay Tôn Dật Tiên (tôi chỉ nhắc đến những người Bác xem là thầy mình), không phải là những người sáng tạo văn hoá mà là những người biết rút trong nền văn hoá có sẵn những yếu tố cần thiết cho giai đoạn mới, rồi hoán cải nó bằng chính những đóng góp của mình thường xuất phát từ những xu hướng cũng đã có nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Sau đó, chuyển các kết quả của sự vượt gộp này thành một hệ thống khái niệm. Kết quả của sự vượt gộp là chúng ta có một hệ tư tưởng mới trong đó các yếu tố cũ lẫn các yếu tố mới đều phải trải qua một sự hoán cải và chính nhờ vậy mà trở thành vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ và được hàng triệu người chấp nhận dễ dàng. Khi cách vượt gộp dù to lớn nhưng vẫn không vượt ra khỏi phạm vi một dân tộc, ta có nhà văn hoá lớn của dân tộc. Nguyễn Trãi là một người như vậy. Nhưng khi sự vượt gộp này không những thay đổi tâm thức của dân tộc, mà thay đổi tâm thức một bộ phận quan trọng của thế giới, ta có nhà văn hoá thế giới. Những nhà văn hoá của thế giới hôm nay dù về điểm này điểm nọ có nhiều chỗ không tán thành, nhưng khách quan mà nói, họ bắt buộc phải thừa nhận sự chuyển hóa đối với văn hoá thế giới mà con người này đem lại. Hồ Chí Minh là một người như vậy." (Phan Ngọc, 1998, tr. 441). Nhân đây, chúng tôi muốn hiểu biết về Người qua văn bản Di chúc.
"Di chúc" theo nghĩa của từ điển là "Dặn lại trước khi chết những việc người sau cần làm và nên làm" (Hoàng Phê, 1992, tr. 262). Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng để lại một bản di chúc cho dân tộc chúng ta và "Người là tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử" (Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam). Văn vản di chúc của Người có thể nhìn nhận, đánh giá, nghiên cứu từ nhiều phương diện khác nhau, ở đây, chúng tôi muốn xem xét đến từ cách nhìn của ngôn ngữ và văn hoá.
Chúng tôi không trở lại vấn đề định nghĩa văn hoá, ngôn ngữ mà chỉ giản đơn nhìn văn bản Di chúc của Bác Hồ xét từ phía ngôn ngữ và văn hoá. Nguyễn Ái Quốc là kết tinh, biểu hiện rõ nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Ngay cái tên Người - Nguyễn Ái Quốc, xét từ phía nhân danh học (Athroponymic) cũng đã biểu hiện đặc trưng văn hoá của Người. Bác Hồ đã vào Đảng Cộng sản, đấu tranh cho Quốc tế III, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, lên đường đi khắp bốn châu, Âu, Á, Mỹ, Phi và "cả cuộc đời vì nước vì non". Người không chỉ là biểu tượng của văn hoá Việt Nam mà còn có vốn tri thức văn hoá rất sâu và rộng. Cũng dễ hiểu tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh là danh nhân văn hoá thế giới và Unesco khẳng định "Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kết tinh các truyền thống văn hoá trải qua mấy ngàn năm của dân tộc Việt Nam". Văn hóa, xét cho đến cùng, là cách ứng xử hoặc kiểu "lựa chọn" (chữ dùng của GS Phan Ngọc). Văn hóa của một đất nước, dân tộc biểu hiện ngay trong tâm thức của một người cụ thể là được thể hiện, biểu hiện ra bằng những kiểu ứng xử, lựa chọn nhất định. Bác Hồ vẫn biết hết và nhận thức rất rõ quy luật tự nhiên, quy luật sinh tồn của con người "Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?". Hồ Chí Minh đã viết Di chúc và để lại cho mọi người. Cái dấu hỏi, dấu lặng đã nói rõ tâm huyết, nỗi lòng của Bác. Bác sử dụng động từ "phục vụ" rất giản dị, ấm áp với các bổ ngữ trực tiếp"Cách mạng, Tổ quốc, nhân dân" và "... được bao lâu nữa?". Trong trái tim Bác Hồ: Cách mạng, Tổ quốc, nhân dân là một và như một biểu tượng sáng ngời trong suốt cả cuộc đời của Bác. Bác ra đi tìm đường cứu nước cũng tất cả vì và cho biểu tượng đó. Và rồi, Bác phải viết Di chúc và đã viết Di chúc. Có phải vị lãnh tụ nào cũng phải viết Di chúc đâu? Đánh giá danh nhân văn hoá, ứng xử văn hoá, con người văn hoá phải xem việc làm này của Bác là một biểu hiện, ứng xử văn hoá biết bao nhiêu. Toàn văn bản Di chúc là một cuộc thoại của Bác với Tổ quốc, cách mạng, nhân dân. Khi viết đến điều này, trong chúng tôi, vang vọng mãi ngữ âm, âm thanh, văn hoá ngữ âm của Người khi đọc trước mọi người: Tôi nói, đồng bào nghe rõ không. Khi nói, Bác dùng từ"đồng bào" và lúc viết, lại dùng "nhân dân". Toàn văn bản Di chúc của Bác Hồ là những lời dặn, lời dạy, giáo dục hay sự truyền đạt văn hoá thông qua ngôn ngữ. Xuống dưới, qua văn bản Di chúc, chúng tôi muốn hiểu cách ứng xử của Bác Hồ với toàn dân.
Khi viết Di chúc, Bác trăn trở rất nhiều điều. Không chỉ được biểu hiện trên từng con chữ mà còn thay đổi theo năm tháng khác nhau. Ngày 15-5-1965, Bác đã viết những dòng chữ đầu tiên và tự đánh máy. Năm 1968, Bác Hồ viết bổ sung thêm một số đoạn, gồm sáu trang viết tay. Ngày 10-5-1969, Bác viết lại toàn bộ đoạn mở đầu Di chúc, gồm một trang viết tay. Được đọc trực tiếp trên từng con chữ của Bác Hồ mới hiểu những tâm sự, nỗi niềm với Đảng, với dân: có chỗ Bác phải gạch bỏ và rồi lại thêm vào. Ngôn ngữ là phương tiện biểu đạt tư duy, hiểu rõ điều đó, Bác nắn nót từng câu, từng chữ. Nội dung bản Di chúc, ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Bác đánh dấu bằng cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ theo một hệ thống logic, tôn ti, thứ bậc rõ ràng: Trước hết nói về Đảng, đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt,... Nhân dân lao động ta..., cuộc kháng chiến chống Mỹ... Về phong trào cộng sản thế giới... Về việc riêng... Mở đầu Di chúc, Bác khẳng định cuộc toàn thắng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta - đó là một điều chắc chắn. Điều này, trong phần nội dung, khi nói về cuộc kháng chiến chống Mỹ, lại lặp lại cấu trúc ngữ pháp này. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rất rõ, khi toàn thắng, Bác thực hiện hay hai cách ứng xử trong việc đối nội và đối ngoại. Về đối nội: đi khắp hai miền Nam Bắc, Bác chúc mừng: đồng bào, cán bộ, chiến sĩ anh hùng và thăm hỏi : các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý. Rõ ràng, với ai, với đối tượng nào Bác đã có cách ứng xử thể hiện qua việc sử dụng từ ngữ riêng. Đối ngoại: Bác sử dụng hai động từ "đi thăm" và "cảm ơn". Quả là cách ứng xử của người có văn hoá cao. Bác nói điều trước đó, song, trở lại quy luật tự nhiên, lại nhắc đến câu của Đổ Phủ. Ngôn ngữ giao tiếp của Bác là với mọi người và cho mọi người thuộc trình độ học vấn khác nhau. Chỗ thú vị nhất là Bác dùng "Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc" mà không dùng "nhà thơ" trong kiểu cấu tạo từ của tiếng Việt: nhà văn, nhà báo... Dẫn câu chữ Hán của Đỗ Phủ và sau đó, Bác giải thích quy luật tự nhiên với cách viết, cách diễn đạt rất di dỏm, hình ảnh "Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này phòng khi tôi gặp các cụ Các Mác, cụ Lê - Nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột". Có lẽ, ở đấy cách cấu tạo từ của yếu tố cụ, bà, ông,... đứng trước danh từ riêng của người nước ngoài như thế quả rất sáng tạo, rất lạ và cũng rất đậm đà màu sắc Việt Nam - tiếng Việt. Sau đó, Bác nói đến từng vấn đề cụ thể với cả dân tộc, đất nước. Đảng ta là Đảng cầm quyền nên Bác nói về Đảng là trước hết. Bác căn dặn điều quan trọng nhất của Đảng là phải đoàn kết, tự phê bình và phê bình thấm nhuầnđạo đức cách mạng. Người kế tục sự nghiệp và nhiệm vụ của Đảng đó là đoàn viên và thanh niên. "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên". Bác cho việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết. "Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta" (Bác viết tháng 5/1968). Bác lo lắng đến việc giáo dục con người, đời sống của con người. Đây là cách ứng xử văn hoá với những người trong cộng đồng. "Khái niệm được đưa ra trong những văn bản của Marx thời trẻ (bản thảo kinh tế - triết học 1844), về sau được coi là khái niệm xã hội học. Đối với Marx, con người ở bất cứ trình độ nào cũng là một tổng thể (hay như sau này ông nói: con người là tập hợp của tất cả các quan hệ xã hội), nhưng trong xã hội dựa trên chế độ tư hữu, tính tổng thể của con người bị cắt xén và xuyên tạc đi, phải xóa bỏ chế độ tư hữu thì con người mới chiếm lĩnh được "thực tế phổ biến" trong từng cá nhân và do đó, trở thành con người tổng thể"(Nguyễn Khắc Viện, tr. 42). Đối với các liệt sĩ, một địa phương (thành phố, làng xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ. đối với cha mẹ, vợ con (của thường binh liệt sĩ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu, thì chính quyền địa phương... phải giúp đỡ họ...
Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cân nhắc và giúp đỡ...
Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu... thì nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện (Bác viết tháng 5/1968).
Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung thuộc khu vực có nền văn hoá lúa nước. Khu vực này có sự chênh lệch rõ rệt giữa bình nguyên và rừng núi, giữa đồng bằng và mặt biển, khí hậu ẩm thấp, gió mùa. Ra đời và phát triển trên nền tảng kinh tế nông nghiệp, kinh tế lúa nước cho nên người nông dân Việt Nam sống rất vất vả, khó khăn"nhân dân lao động ở miền xuôi cũng như miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại trải qua nhiều năm chiến tranh...
Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và nhân văn, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" (Bác viết năm 1969). Trong văn bản 5/1968, Bác viết rất xúc động "Nay ta đã hoàn toàn thắng lợi, tôi có ý đề nghị miễn thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông nghiệp để cho đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất.
Ở đây ta nói về kế hoạch xây dựng lại thành phố và làng mạc đẹp đẽ, đàng hoàng hơn trước chiến tranh...". Lòng thương đối với nhân dân lao động - cụ thể là nông dân đã nằm trong tâm thức, tâm khảm của Bác. Ngoài việc xây dựng thành phố, Bác còn chú ý tới việc xây dựng làng mạc. Bác hiểu quá rõ đơn vị làng (Village) quan trọng như thế nào trong cư dân nông nghiệp lúa nước và đã quan tâm tới việc xây dựng đơn vị này.
Hồ Chủ Tịch đã chỉ ra hiện trạng hiện nay về phong trào cộng sản thế giới và mong muốn Đảng ta ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các Đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê Nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý, có tình. Và sau khi đã căn dặn, hay đúng ra giáo dục toàn Đảng, toàn dân về đối nội, đối ngoại, và những cách ứng xử văn hoá khác nhau trong cộng đồng, Bác Hồ của chúng ta lại nói về việc riêng.
Về lôgic hình thức có thể cảm nhận được như thế, nhưng trên thực tế giữa chung và riêng, công và tư trong con người Bác Hồ kính yêu của chúng ta khó lòng phân cách. Đọc Di chúc của Bác nhiều lần và lần theo từng câu chữ mà Bác Hồ đã viết thì mới hiểu được điều đó, và hình như đó là một nguyên lý. "Về việc riêng - sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức đám đình, lãng phí ngày giờ và tiền bạc của nhân dân.
Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là "hỏa táng"
Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất, thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam" (Bác viết ngày 15 tháng 5 năm 1965). Thật quá xúc động cho tấm lòng của Bác, đến cả việc Bác sử dụng từ thuần Việt "đốt đi", và Bác giải thích nói chữ tức là dùng từ đồng nghĩa Hán - Việt "hoả táng". Năm 1968, Bác lại viết "Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là "hỏa táng"... Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba cái hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam" và năm 1969 "Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân". Thật sự, Bác đã sửa chữa từng từ ngữ và lựa chọn cách sử dụng sao cho phù hợp. Càng đọc kỹ, đọc nhiều lần văn bản Di chúc, chúng ta mới hiểu hơn rằng: Bác Hồ quá vĩ đại.
Có thể còn nhiều điều cần được phân tích, rút ra từ văn bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thực tế đó là những bài dạy của Bác với Đảng, Tổ quốc, nhân dân. "Vĩnh biệt chúng ta, Bác Hồ có để lại cho Đảng ta, cho toàn thể đồng bào và chiến sỹ hai miền Nam Bắc một bản Di chúc lịch sử. Đó là những lời căn dặn cuối cùng của Bác là những tình cảm và những niềm tin của Bác đối với chúng ta ngày nay và các thế hệ mai sau." (Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam).
Về Đầu Trang Go down
https://ch17vhvndhv.forum-viet.com
 
Tìm hiểu thêm về ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong văn bản di chúc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tư lieu ngon ngu thơ
» VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MỸ HỌC CỦA HÊGHEN ĐỂ TÌM HIỂU HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN HỌC SỬ THI VIỆT NAM 1945 - 1975

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp mình :: Your first category :: Lớp Cao Học 17 VHVN-
Chuyển đến